Dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem. Về hình thái bên ngoài cây và trái của dừa sáp không khác gì so với dừa bình thường. Dừa sáp thuộc nhóm giống cao, ra hoa sau khoảng 4 – 4,5 năm trồng, năng suất bình quân 50-60 trái/cây/năm. Trong quần thể dừa sáp tự nhiên có tối đa chỉ khoảng 20-25% trái sáp, những trái còn lại là dừa bình thường. Trái dừa sáp (đặc ruột) có cơm dừa mềm xốp, nước sền sệt như keo, có hương thơm đặc trưng, thường được sử dụng làm món tráng miệng, bánh kẹo, kem dừa sáp…
Hotline: 0937036482
11579
- Thông tin sản phẩm
- Bình luận
Dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem. Về hình thái bên ngoài cây và trái của dừa sáp không khác gì so với dừa bình thường. Dừa sáp thuộc nhóm giống cao, ra hoa sau khoảng 4 – 4,5 năm trồng, năng suất bình quân 50-60 trái/cây/năm. Trong quần thể dừa sáp tự nhiên có tối đa chỉ khoảng 20-25% trái sáp, những trái còn lại là dừa bình thường. Trái dừa sáp (đặc ruột) có cơm dừa mềm xốp, nước sền sệt như keo, có hương thơm đặc trưng, thường được sử dụng làm món tráng miệng, bánh kẹo, kem dừa sáp…
Để phân biệt được trái sáp với trái dừa bình thường người ta phải dùng tay lắc trái sau khi thu hoạch (khoảng 10 tháng tuổi trở lên), trái nào không lắc nước hoặc có lắc nước nhưng tiếng kêu không trong trẻo thì có khả năng đó là trái sáp. Trái dừa sáp không thể nẩy mầm theo phương pháp ươm truyền thống, nên khi trồng dừa sáp người ta dùng những trái không sáp trên cây dừa sáp để ươm, nhưng do đặc điểm di truyền nên cũng chỉ có khoảng 50% số cây được trồng sẽ cho trái sáp sau này. Mặt khác, do dừa sáp chỉ có khả năng cho trái sáp khi nào nó được thụ phấn của chính giống dừa sáp, nên để đạt tỷ lệ trái sáp cao cần phải trồng tập trung với số lượng nhiều.
Dừa sáp được trồng nhiều ở xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh và các xã lân cận. Những năm gần đây do giá trị kinh tế của dừa sáp cao nên nó được nhân giống trồng rải rác ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Ở Việt Nam dừa sáp có 2 kiểu đặc ruột:
– Kiểu thứ nhất (Kiểu A): Độ dày cơm dừa giống như dừa bình thường, nhưng cơm mềm, nước hơi sền sệt. Kiểu đặc ruột này thường gặp ở những cây dừa sáp cho trái có kích thước to, dạng trái giống như dừa ta xanh, hoặc trái to tròn có màu nâu.
– Kiểu thứ hai (Kiểu B): Cơm dừa dày hơn cơm dừa của trái dừa thường có hai lớp rõ rệt, lớp cơm dừa tiếp giáp với phần gáo dừa có cấu trúc giống như cơm nhão và lớp cơm dừa bên trong giáp với phần nước dừa bồng lên như bông. Nước dừa rất sệt, có màu trắng trong. Kiểu đặc ruột này thường gặp trên những cây dừa sáp cho trái tròn, kích thước trung bình giống như dừa dâu xanh.
Hiện nay, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đang sản xuất được giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi từ những phôi của trái sáp. Với kỹ thuật này cây dừa sáp được trồng sẽ cho tỷ lệ trái sáp từ 50% trở lên tùy quần thể được trồng nhiều hay ít.